Trên thị trường có rất nhiều chất liệu được dùng làm cửa, Kingwood sẽ đưa ra một số chất liệu có thể lựa chọn làm cửa nhà vệ sinh, ưu và nhược điểm của từng loại:
Cửa nhôm kính: Thành phần chính chủ yếu là nhôm và kính, đa phần khách hàng lựa chọn vì có ưu điểm chịu được môi trường ẩm ướt, độ bền cao và giá thành rẻ. Nhưng cửa nhôm kính lại không thích hợp trong các căn hộ cao cấp, công trình hiện đại bởi kiểu dáng, mẫu mã ít, độ thẩm mỹ không cao, khó kết hợp với sàn, nội thất.
Gỗ composite thích hợp làm cửa nhà vệ sinh, nhà tắm
Cửa nhựa lõi thép: Đây là cũng là giải pháp phổ biến nhờ bề mặt nhựa chống nước hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi độ ẩm cao trong phòng tắm, nhà vệ sinh. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng cửa gặp vấn đề thép và bản lề dễ bị han, sệ cánh, bề mặt thường bị ố vàng rất khó tẩy rửa. Hơn nữa về góc độ thẩm mỹ cửa nhựa tạo cảm giác lạnh lẽo khó kết hợp với sàn gỗ, nội thất trong không gian ngôi nhà.
Cửa gỗ: Gỗ tự nhiên có kết cấu không đồng đều nên sau thời gian sử dụng cửa thường cong vênh, co ngót, giá cửa gỗ tự nhiên tương đối cao chi phí đầu tư lớn. Một số loại gỗ công nghiệp, dù có giá thành rẻ hơn nhưng khi sử dụng làm cửa nhà vệ sinh thì dễ mục nát giảm tuổi thọ sản phẩm do thường xuyên tiếp xúc với nước, chịu độ ẩm cao.
Cửa gỗ composite chịu nước hoàn toàn
Cửa chịu nước: Được làm từ gỗ composite (WPC) là một loại nguyên liệu tổng hợp có khả năng tạo hình, tạo màu trong quá trình sản xuất nên mẫu mã phong phú. Bên cạnh đó, nhờ công thức pha trộn giữa bột gỗ, nhựa cùng phụ gia tạo nên sản phẩm có khả năng chống cong vênh, hạn chế vỡ nứt tối đa trong thời gian dài, chịu nước tuyệt đối 100%, kể cả khi ngâm trong nước.
Dựa vào các đặc điểm của từng chất liệu, khách hàng có thể cân nhắc chất liệu phù hợp với khả năng, nhu cầu của mình. Tuy nhiên, nếu khách hàng vừa muốn thiết kế cửa nhà vệ sinh hiện đại, phù hợp với không gian nội thất, vừa đảm bảo độ bền đẹp, các chuyên gia khuyên chọn gỗ chịu nước composite là thích hợp nhất.
Bình luận về bài viết